Friday, 26/04/2024 - 15:03|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trung Nghĩa
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SKKN: KINH NGHIỆM DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC

KINH NGHIỆM DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC

PHẦN 1: LÝ LỊCH

Họ tên tác giả: Trần Thị Thu Hiền

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Nghĩa.

Tên sáng kiến: Kinh nghiệm dạy học phù hợp với hình thức kiểm tra trắc nghiệm môn hóa học

PHẦN 2: NỘI DUNG

I  Đặt vấn đề

Thực trạng: Ngành giáo dục trong những năm gần đây có rất nhiều đổi mới, đổi mới trong phương pháp dạy  và học, đặc biệt là thay đổi trong hình thức thi vào cấp 3 của học sinh lớp 9. Với 100% thi trắc nghiệm ở nhiều môn học như môn: Hóa, sinh, lý, GDCD, sử, địa…. trong bài thi tổ hợp.

          Việc tổ chức bài thi tổ hợp có thể kiểm tra được kiến thức toàn diện của học sinh thuộc nhiều môn, nhiều lĩnh vực. Song trong đề thi mỗi môn học có 7 đến 8 câu trong chương trình cả năm học lớp 9, điều đó dẫn đến việc học sinh coi các môn học trong bài thi tổ hợp là các môn phụ, không quan trọng, ảnh hưởng đến ý thức học tập của các em. Nhiều em  cho rằng cuối năm khi chuẩn bị thi mới tập trung ôn tập điều đó có thể đúng với một số môn học cần ít đến tư duy lozic như môn địa lý, giáo dục công dân….Đối với những môn học cần sự tư duy lozic như môn vật lý, hóa học... sẽ rất khó khăn vì có nhiều kiến thức liên quan theo hệ thống, các kỹ năng tính toán, kỹ năng tư duy phải được rèn luyện qua từng tiết học trong thời gian dài.

          Sẽ là sai lầm khi nói rằng cách thi không ảnh hưởng đến cách học. Chắc chắn là với đề thi trắc nghiệm, khi không có những câu hỏi hóc búa, không phải trình bày bài làm với lý luận chặt chẽ thì cách học cũng phải thay đổi. Không cần đi vào những vấn đề chuyên sâu, học sinh phải học đều hơn toàn bộ chương trình.

          Ưu điểm của kiểm tra trắc nghiệm là trong câu hỏi đã có đáp án nhưng cũng là nhược điểm với những học sinh nắm bài không chắc chắn, vì những phương án nhiễu thường là phương án học sinh hay bị nhầm lẫn, khi kỹ năng tư duy, tính toán còn hạn chế. Mặt khác, thời gian làm bài cho một câu trắc nghiệm không nhiều, đặc biệt là những câu tính toán trong các môn hóa học và vật lý.

Thực tế là thi trắc nghiệm hay tự luận, việc dạy và học không có gì thay đổi về chuẩn kiến thức. Tuy nhiên, với hình thức thi trắc nghiệm cần lượng kiến thức bao quát hơn, rộng hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn thay vì tập trung sâu về một vấn đề. Để đáp ứng yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm, bên cạnh việc dạy và học bao quát kiến thức, học sinh phải hiểu rõ bản chất vấn đề, có kỹ năng tính toán nhanh, kỹ năng làm bài nhanh. 

Để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về giáo dục, đăc biệt là đổi mới về hình thức thi vào lớp 10.  Chúng tôi đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, tự học, trao đổi với các đồng nghiệp để tìm ra  phương pháp hướng dẫn học sinh có biện pháp học tập phù hợp hơn.

Qua nhiều năm giảng dạy thực tế, qua trao đổi với đồng nghiệp tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong giảng dạy để giúp các em học và làm bài thi trắc nghiệm vào lớp 10 được tốt hơn.

  • Phạm vi áp dụng:  Tiến hành ở môn  hóa học  . Trường THCS Trung Nghĩa

II. Giải quyết vấn đề

A. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Môn  hóa học là 1 môn “phụ” theo quan niệm của nhiều người trong đó có cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt từ khi  môn học này được nằm trong môn thi tổng hợp.  Nhưng thực tế cho thấy đây là  môn học khó có lượng kiến thức khá lớn có liên quan mật thiết với chương trình THPT là nền tảng, cung cấp những kỹ năng tư duy, kỹ năng tính toán để các em có thể tiếp tục học tập môn học này khi nên cấp 3.

    - Về phía giáo viên:

Việc đưa áp dụng các phương pháp dạy  học mới vào giảng dạy trong chương trình kiến thức cũ đòi hỏi mất nhiều thời gian( do lượng kiến thức nhiều). Trong khi hình thức kiểm tra 100% trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải  học toàn diện, đầy đủ không được bỏ qua đơn vị kiến thức nào.

Việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải đáp ứng được 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng xuyên suốt chương trình học  cần nhiều thời gian và tâm huyết.

- Về phía HS

 Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của môn học, còn mải chơi, coi môn học là môn phụ nên không tập trung vào học tập mà đợi vào cuối năm ôn thi.

 Kiến thức môn học khó đặc biêt là những em học yếu về môn toán, kỹ năng tính toán, tư duy chậm.

B  Biện pháp thực hiên:

Đối với giáo viên

- Ngay từ đầu năm học tôi đã hoàn thiện bộ câu hỏi trắc nghiệm cho từng tiết học, từng chương theo các cấp độ kiến thức và kỹ năng:  nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

- Dự kiến các hình thức hoạt động, xây dựng kế hoạch dạy học

- Giáo viên cần tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

-  Cung cấp cho học sinh một số phương pháp giải nhanh bài toán hóa học như phương pháp bảo toàn nguyên tử, nguyên tố, khối lượng, phương pháp đường chéo, phương pháp quy đổi, phương pháp trung bình…

- Khi hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm phải yêu cầu các em ghi nhanh lại cách tư duy tính toán nhanh.

- Khuyến khích các em học tập theo nhóm nhỏ để hoàn thiện bài tập nhằm tạo điều kiện các em có thể giúp đỡ nhau.

- Khi đánh  giá kết quả bài kiểm tra  trắc nghiệm ( trong các giờ ôn luyện)  phải xem xét cách  tư duy nhanh để dẫn đến kết quả chứ không chỉ căn cứ vào kết quả cuối cùng.

- Các câu hỏi cho học sinh đảm bảo tính vừa sức phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh theo cấp độ khó dần để khích lệ học sinh.

- Có các hình thức khen thưởng kịp thời.

- Thành lập nhóm “ Tôi yêu hóa học” để thày và trò trao đổi thông tin.

1. Không bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào.

  • Nội dung thi vào lớp 10 nằm trong chương trình hóa học lớp 9 với câu hỏi được xây dựng theo 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Các câu hỏi  không quá khó, vì vậy khi học bài học sinh phải học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào có trong chương trình.
  • Các kiến thức được đề cập đến trong bài học, học sinh phải đạt đến mức độ hiểu và biết vận dụng vào những bài toán cụ thể hoặc giải quyết được những ứng dụng cụ thể trong cuộc sống. Để làm được như thế đòi hỏi giáo viên phải giảng dạy chi tiết từng đơn vị kiến thức, không bỏ qua đơn vị kiến thức nào, không cần đi vào những vấn đề chuyên sâu, những dạng toán phức tạp nâng cao.
  • 2. Học đến đâu ôn tập đến đó.
  • Trong đề thi vào 10 môn hóa học chỉ có 7 câu hỏi xuyên suốt chương trình hóa lớp 9. Với số lượng kiến thức lớn mà số lượng câu hỏi lại ít. Mặt khác đặc trưng môn hóa học kiến thức bài này thường liên quan đến bài kia nên nếu không được ôn luyện thường xuyên, liên tục, có hệ thống thì học sinh sẽ hổng kiến thức. Vì thế việc ôn tập cần được thực hiện ngay trong từng tiết học, sau mỗi chủ đề, mỗi chương, mỗi học kỳ.

Ví dụ: Sau bài dạy tính chất hóa học của oxit. Khái quát sự phân loại oxit.

Trong hoạt động luyện tập củng cố cho các em trả lời nhanh 10 câu hỏi trắc nghiệm thời gian (5 -> 7 phút) sau.

Câu 1: ( Mức 1)Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:  

    A. CaO,  B. BaO,       C. Na2O                D. SO3.

Câu 2: ( Mức 1)Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ.              B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit                 D. Bazơ, sản phẩm là axit.

Câu 3: (Mức 1) Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit.                B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.              D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 4: (Mức 2)Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.                 B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.                                      D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO..

Câu 5: (Mức 3)   0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl.   B. 0,1mol HCl.     C. 0,05mol HCl.   D. 0,01mol HCl.

Câu 6: (Mức 3)  0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:

 A. 0,5mol H­2SO4.     B. 0,25mol HCl.      C. 0,5mol HCl.       D. 0,1mol H2SO4.

Câu 7: (Mức 2)Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5. B. CO2, SO3, Na2O, NO2.    C. SO2, P2O5, CO2, SO3.       D. H2O, CO, NO, Al2O3.

Câu 8: (Mức 2)  Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO,      B. Al2O3, MgO,      C. CaO, Na2O,      D. PbO2, K2O

Câu 9: (Mức 2)  Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

A. CuO, CaO, K2O, Na2O.                           B. CaO, Na2O,K2O, BaO.    

C. Na2O, BaO, CuO, MnO.   .                    D MgO, Fe2O3, ZnO, PbO..

Câu 10: (Mức 2)Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2                          B. CaO, CuO, CO, N2O5.  

C. CaO, Na2O, K2O, BaO.                           D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

  • Trong quá trình dạy học, ngoài những bài tập tự luận giáo viên cần phải đưa thêm câu hỏi trắc nghiệm vào từng đơn vị kiến thức, từng phần nhằm giúp học sinh củng cố sâu hơn kiến thức đã học
  • 3. Dạy cho các em một số phương pháp tính toán nhanh.
  • Để đáp ứng việc giải một bài toán tính toán hóa học trong thời gian 2 phút sẽ rất khó nếu như các em cứ thực hiện từng bước như một bài tự luận như: đổi số liệu đề bài ra mol, viết ptpu, cân bằng phản ứng, biện luận và tính toán. Vì thế tôi đã cung cấp cho các em một số phương pháp giải nhanh bài toán hóa học ở tiết ôn tập đầu năm, tiết luyện tập hoặc trong buổi học phụ đạo. Cụ thể như:

 Phương pháp bảo toàn nguyên tử, nguyên tố, bảo toàn khối lượng với những hệ quả như:

+ Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng.

+ Khi các kim loại   kết hợp với các gốc (gốc axit, hiddroxit…) tạo ra hợp chất

Ta có m hợp chất = mkim loại + m gốc

VD: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Fe, Zn tác dụng hết với dd H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 đktc. Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là.

  1. 34,3            b. 43,3                  c. 33,4                  d. 43,9

Giải: mH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol = nH2SO4 = n gốc SO4àmgoc SO4 = 96x0,3 = 28,8 àm muối = 28,8 +14,5 = 43,3. Đáp án B

+ Khi các kim loại thay đổi gốc để tạo ra hợp chất mới thì

Sự chênh lệch khối lượng hợp chất = sự chênh lệch khối lượng của các gốc.

Cho 15,2 g hỗn hợp CuO và FeO vào dd HCl sau phản ứng thu được 3,6g nước. Khối lượng muối thu được là

a. 2,62                  b 26,2                   c. 34,7                  d.18,7

giải: nH2O = 0,2 ànHCl = 0,4. Khi đổi 1O cho 2Cl khối lượng tăng

 71-16= 55àm tăng 55x0,4/2 = 11g àm muối = 11+ 15,2 = 26,2 g đáp án B

+ Trong một phản ứng hay một chuỗi phản ứng

Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng = tổng khối lượng của nguyên tố đó sau phản ứng.

VD: Cho 6,4 g Cu tác dụng hết với oxi sinh ra CuO, cho toàn bộ lượng CuO trên vào dd HCl thu được dd A chỉ có 1 chất duy nhất, cho A tác dụng với dd NaOH dư sau phản ứng thu được bao nhiêu g kết tủa.

  1. 19,6            b. 98           c  9,8                    d. 8

Giải: ta có  Cu à CuO à CuCl2à Cu(OH)2

nCu = 6,4/64 =0,1 mol. Bảo toàn Cu ta có nCu(OH)2 = nCu = 0,1

àmCu(OH)2 = 0,1x 98 = 9,8 đáp án C

+ Trong phản ứng dùng CO, H2… để khử oxit kim loại tạo ra CO2, H2O…

Ta có nO trng oxit = nCO  = n H2 = nCO2 = n H2O.

VD: Cho 18,2 g hỗn hợp Fe,FeO, Fe2O3 khử hoàn toàn bằng khí CO thì hết 4,48 lít ở đktc. Khối lượng Fe thu được là:

  1. 15               b. 15,5                  c. 14,5                  d. 16

Giải: nCO = nOtrong oxit = 4,48/22,4 = 0,2 mol à mO trong oxit = 0,2 x16 = 3,2g

  • mFe = 18,2 – 3,2 = 15 g. đáp án A

Phương pháp quy đổi

VD: Để hòa tan hoàn toàn 2,32 g hỗn hợp gồm  FeO, Fe2O3, Fe3O4 biết nFeO =nFe2O3 cần dùng vừa đủ V lít dd HCl 1M. Giá trị của V là.

a/ 0,04 lit              b. 0,08 lit              c. 0,12 lit              d. không có đáp án

Giải : quy hỗn hợp về Fe3O4àn Fe3O4 = 0,01 molà nHCl = 8x0,01 = 0,08

-->V 0,08 lít . Đáp án B.

Phương pháp đường chéo

VD : Một hỗn hợp khí gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 18. Thành phần phần trăm của mỗi khí trong hỗn hợp là.

A 25%, 75%                  b. 75%, 25%        c. 20%, 80%         d. 80%, 20%

Giải : ta có M(O2, O3) = 18x2 =36

Ad đường chéo ta có : 32                             12

                                                    36  

                                    48                               4

àVO2/VO3 = 12/4 =3/1 à75% và 25%. Đáp án B

4 . Xây dựng nội dung câu hỏi cho từng đơn vị kiến thức, từng bài, từng chương.

- Ngay từ đầu năm học tôi đã hoàn thiện bộ câu hỏi trắc nghiệm cho từng tiết học, từng chương theo các cấp độ kiến thức và kỹ năng:  nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

- Các câu hỏi cho học sinh đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh theo cấp độ khó dần.

- Mỗi chủ đề tôi đã chuẩn bị 50 câu hỏi trắc nghiệm ở 3 cấp độ. Cụ thể

Chủ đề  oxit  50 câu, axit 50 câu, bazo 50 câu, muối 50 câu ….

Tổng thể phần vô cơ hơn 400 câu hỏi và bài tập , phần hữu cơ hơn 400 câu hỏi và bài tập

Do số lượng câu hỏi lớn nên tôi gửi file đính kèm ở phần cuối.

5 . Đưa các câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, củng cố.

  • Sử dụng câu hỏi trắc ngiệm vào các trò chơi trong hoạt động khởi động,

Ví dụ tiết 1 Tính chất hóa học của oxit. Khái quát sự phân loại oxit.

Tôi tổ chức hoạt động khởi động  bằng trò chơi ô cửa bí mật

Có 3 đội tham gia chơi, có 3 ô cửa, 2 ô của trong đó có 3 câu hỏi trắc nghiệm hóa học liên quan đến kiến thức về oxit, 1 ô cửa có 2 câu hỏi và 1 món quà.

Mỗi đội có thời gian 2 phút để tham gia trò chơi

Ô cửa số 1:

Câu 1: (Mức 1) Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: 

  A. CO2,               B. Na2O.     C. SO2,          D. SO2

 Câu 2: (Mức 2)Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5.                     B. CO2, SO3, Na2O, NO2.

 C. SO2, P2O5, CO2, SO3.                             D. H2O, CO, NO, Al2O3.

Câu 3: (Mức 1) Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là  

A. K2O.                 B. CuO.                C. P2O5.                D. CaO.

Ô cửa số 2:

Câu 1: (Mức 1)Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

 A. K2O.                B. CuO.      C. CO.                  D. SO2.

Câu 2: ( Mức 1)Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:  

    A. CaO,  B. BaO,       C. Na2O                D. SO3.

Câu 3: (Mức 2)  Dãy chất gồm các oxit bazơ:

A. CuO, NO, MgO, CaO.                  B. CuO, CaO, MgO, Na2O.  

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.                 D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Ô cửa số 3

Câu 1: ( Mức 1) H2O tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A CaO, Na2O, SO2                   B   CuO, CO2, P2O5

C  Na, Fe, FeO              D. K2O, SiO2, SO3

Câu 2: (Mức 2)Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.                           B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.                                      D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO..

Câu 3: Bạn đã nhận được 1 phần quà

Phần chơi của khán giả.

Giải thích hiện tượng tôi vôi. Tại sao  sau khi tôi vôi người ta thường đổ cát phủ kín thùng vôi? Nếu không phủ cát sẽ có hiện tượng gì sảy ra.

-  Vào hoạt động luyện tập củng cố

Câu 1: ( Mức 1)Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:  

    A. CaO,  B. BaO,       C. Na2O                D. SO3.

Câu 2: ( Mức 1)Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ.              B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit                 D. Bazơ, sản phẩm là axit.

Câu 3: (Mức 1) Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit.                B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.              D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 4: (Mức 2)Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.                 B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.                                      D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO..

Câu 5: (Mức 3)   0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl.   B. 0,1mol HCl.     C. 0,05mol HCl.   D. 0,01mol HCl.

Câu 6: (Mức 3)  0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:

 A. 0,5mol H­2SO4.     B. 0,25mol HCl.      C. 0,5mol HCl.       D. 0,1mol H2SO4.

Câu 7: (Mức 2)Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5. B. CO2, SO3, Na2O, NO2.    C. SO2, P2O5, CO2, SO3.       D. H2O, CO, NO, Al2O3.

Câu 8: (Mức 2)  Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO,      B. Al2O3, MgO,      C. CaO, Na2O,      D. PbO2, K2O

Câu 9: (Mức 2)  Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

A. CuO, CaO, K2O, Na2O.                           B. CaO, Na2O,K2O, BaO.    

C. Na2O, BaO, CuO, MnO.   .                    D MgO, Fe2O3, ZnO, PbO..

Câu 10: (Mức 2)

Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2                          B. CaO, CuO, CO, N2O5.  

C. CaO, Na2O, K2O, BaO.                           D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

- Cuối chương có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ôn tập giao cho học sinh về nhà làm sau đó nộp lại để giáo viên đánh giá.

6.  Khi đánh  giá kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm( trong các giờ ôn luyện) phải xem xét cách  tư duy nhanh để dẫn đến kết quả chứ không chỉ căn cứ vào kết quả cuối cùng.

Câu 1: (Mức 2)   0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl.   B. 0,1mol HCl.     C. 0,05mol HCl.            D. 0,01mol HCl.

           Ta có nHCl = 2nFeO vì Fe(II) = 0,05x2 = 0,1 đáp án B

Câu 2: (Mức 2)     0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:

 A. 0,5mol H­2SO4.             B. 0,25mol HCl.      C. 0,5mol HCl.       D. 0,1mol H2SO4.

Ta có nHCl = 2nCuO( vì Cu (II) = 0,5x2 = 1

         nH2SO4 = nCuO  = 0,5  đáp án A

Câu 3 : (Mức 3) Cho 0,2 mol Canxi oxit  tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

A.  2,22 g                B.  22,2 g                       C.  23,2 g                      D.  22,3 g

Có nHCl = 2 nCaO = 0,4 mặt khác nHCl = 0,5 àHCl dư

nCaCl2=nCaO = 0,2 ->mCaCl2= 0,2x(40+71)= 22,2  đáp án B

Câu 4  (Mức 2) Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối  thu được là:   A. 13,6 g                  B.  1,36 g              C.  20,4 g               D.  27,2 g

Có nZnCl2 = nZn= 0,1 (bảo toàn Zn) àmZnCl2 = 0,1 x (65+71) =13,6   đáp án B

 Câu 5: ( Mức 3)  Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là: 

A. 26,3 g                      B.  40,5 g                       C. 19,2 g                        D. 22,8 g

Có nHCl = 0,4 à m gốc Cl = 0,4x35,5 =14,2

m muối = mkim loại+ m gốc Cl = 14,2+12,1 = 26,3 g đáp án A

Câu 6:(Mức 3) Cho 100ml dd Ba(OH)2 1M vào 100ml dd H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là:

  A.  23,30 g                    B.  18,64 g                      C.  1,86 g                   D.  2,33 g

Có nBa(OH)2 =  0,1                  n H2SO4 = 0,08 mà  nBa(OH)2 =  n H2SO4 ( đều II)

àH2SO4 dư . m BaSO4 = 0,08 x(137+96)= 18,64  đáp án B

Câu 7: (Mức 3) Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:

A. Zn .                           B. Mg.                  C. Fe.                   D. Ca.

Kim loại (II) à nKim loại = nH2SO4 = 3,36/22,4 = 0,15

àM = 3,6/0,15 = 24      đáp án B

7. Tổ chức các cuộc thi viết chương trình “ đường lên đỉnh olimpia” .

Cuối năm học lớp 8 tôi đã giao cho các em bài tập hè. Thi viết chương trình đường lên đỉnh olimpia. Các em thực hiện bài tập này theo nhóm, thời gian 2 tháng Mục tiêu của hoạt động này nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức lớp 8 đồng thời học cách soạn câu hỏi trắc nghiệm hệ thống kiến thức trọng tâm. Nội dung câu hỏi trong chương trình hóa học 8. Tập trung vào các phần: Quy tắc hóa trị, viết phương trình phản ứng, bài toán tính theo công thức hóa học, lập công thức hóa học, tính theo phương trình phản ứng, chuyển đổi giữa các đại lượng n, M, V, m … toán nồng độ mol. Lit, nồng độ %.

Đầu năm lớp 9 các em nộp sản phẩm. Tôi sử dụng sản phẩm này làm tài liệu ôn tập cho lớp 9. Sau đó các em tiến hành chấm sản phẩm của các nhóm bạn.

Vào đầu năm học lớp 9 tôi cũng tiến hành giao bài tập dự án cho các nhóm thời gian hoàn thiện là 1 học  kỳ.

Vào các tiết ôn tâp trong tuần đệm các em tổ chức thi “đường lên đỉnh olimpia”.

Chấm sản phẩm của các nhóm.

Tôi thấy học sinh tham gia hào hứng, nhiệt tình, sản phẩm đạt chất lượng tốt.

Thông qua trò chơi đó học sinh đã phần nào ôn tập được kiến thức và các em ghi nhớ rất sâu sắc.

Sản phẩm phần mềm được đính kèm trong file sau.

Đối với học sinh.

- HS cần phải chủ động, tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kĩ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- HS cần phải hiểu một cách tường minh  các đơn vị kiến thức,  phải học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào có trong chương trình.

- Để làm tốt bài thi trắc nghiệm khách quan, học sinh phải chuẩn bị kiến thức lý thuyết đầy đủ, kỹ năng giải toán tự luận phải được nhuần nhuyễn, kết hợp sử dụng máy tính Casio phải thành thạo.

  • Kết quả của sáng kiến
    Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong môn sinh học lớp 8, với sự cố gắng nỗ lực của giáo viên, các em học sinh, sự vào cuộc của cha mẹ HS, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng khích lệ, làm thay đổi cách nhìn nhận cuả  mọi người về hoạt động này. Điều đó thể hiện ở sự đồng thuận và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho các em hoạt động  mà còn tích cực động viên về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí cho các em.

Nhận thức của cha mẹ HS cũng thay đổi, cha mẹ HS hiểu được vai trò, tầm quan trọng của mình trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Cha mẹ hiểu hơn về con mình, nhận ra được những tài lẻ của con,  thấu hiểu con hơn.

Tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ phía phụ huynh về thành công của trải nghiệm “ phòng chống còi xương ở tuổi thiếu niên”. Các con đã có ý thức tự nhận thức, thay đổi chế độ, thói quen ăn uống để phù hợp hơn cơ thể của mình, nhiều em còn mạnh dạn đưa ra đề xuất với cha mẹ về khẩu phần ăn của gia đình, Các em hình thành thói quen luyện tập thể duc, thể thao để rèn luyện cơ thể….

Về phía giáo viên bộ môn. Sau khi tham dự tiết học trải nghiệm giáo viên đã  nhận thức rõ vai trò, vị trí, các công việc cần thực hiện, tiến trình và cách thức tổ chức hoạt động .

III . KẾT LUẬN

1. Nhận định chung

          Nhìn chung  sáng kiến  đã được thực hiện đúng quy trình, có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và qua đó, tôi nhận thấy rằng cách làm này thực sự có hiệu quả. Cụ thể:

   - HS tích cực chủ động sáng tạo, tự học, tự tìm hiểu.

   - Đa số học sinh nắm chắc kiến thức, không ngại làm bài tập trắc nghiệm

- Sản phẩm  dự án đạt kết quả tốt.

- Các em đã giảm dần thời gian làm bài cho 1 câu trắc nghiệm

   - Các tiết dạy học không còn tẻ nhạt, khô khan mà trở thành những tiết học bổ ích, lý thú hấp dẫn.
 
2. Khả năng ứng dụng triển khai: 

Kinh nghiệm này đã áp dụng thành công tại trường THCS Trung Nghĩa. Tôi tin rằng kinh nghiệm này sẽ được các trường bạn tin tưởng lựa chọn ứng dụng thực hiện.
3.  Một số bài học kinh nghiệm:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh  từng lớp

- Các câu hỏi trắc nghiệm được chỉnh sửa, bổ sung cho từng đối tượng ở từng năm học để ngày càng hoàn thiện hơn.

- Phối hợp tốt với phụ huynh  để họ cùng tham gia ủng hộ, quản lý .

- Tổ chức tốt các hoạt động  học tập dự án ngoài giờ  lên lớp để tận dụng thời gian ,  tạo cho các em HS tự tin,  gần gũi với bạn bè, thầy cô, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Cần khuyến khích cá nhân, tập thể có thành tích trong quá trình thực hiện.
4.  Kiến nghị và đề xuất
- Để giáo viên và học sinh có thể sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy và học phù hợp với sự thay đổi liên tục của ngành,  tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm hơn đến các đồ học tập,  đặc biệt là dụng cụ và hóa chất  thí nghiệm cho môn hóa học THCS.

- Trong  phân phối chương trình môn hóa học lớp 8,9 nên bổ xung thêm tiết luyện tập.

Trên đây  là một số kinh nghiệm của tôi về dạy học phù hợp với hình thức kiểm tra trắc nghiệm môn hóa học mà tôi đã trình bày qua một số vị dụ cụ thể. Song về giải pháp không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm để tôi có nhiều kinh nghiệm tốt hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy.

 

                                                Trung Nghĩa, Ngày    tháng 2 năm 2019

                                                                     Người thực hiện

 

 

                                                                        Trần Thị Thu Hiền           

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 69
Hôm qua : 200
Tháng 04 : 3.802
Năm 2024 : 15.547