Saturday, 16/11/2024 - 15:22|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trung Nghĩa
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tham luận: Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay

Tham luận

Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay

 

Kính thưa: các vị đại biểu khách quý

Thưa các thày cô tham dự hội nghị 

          Về dự hội nghị: công chức viên chức năm học 2018-2019 và triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm học 2019-2020. Tôi xin gửi đến các đ/c đại biểu lãnh đạo cùng toàn thể các đ/c tham dự hội nghị lời chào trân trọng! Kính chúc các đ/c luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

          Sau đây tôi xin trình bày tham luận về công tác chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và trau dồi phẩm chất người thày trong tình hình mới

          Tham luận gồm năm phần:

          Một là: Tình hình nhà trường và bối cảnh chung của giáo dục

          Hai là: Thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

          Ba là: Nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay

          Bốn là: Kết quả đạt đươc.

          Năm là: Bài học kinh nghiêm.

          Sau đây tôi xin trình bày tham luận trước hội nghị.

 

PHẦN I: Tình hình nhà trường và bối cảnh giáo dục chung

1. Tình hình nhà trường năm học 2018-2019

a- Về Thuận lợi:

          Nhà trường có; Tổng số học sinh: 422 em/12 lớp, bình quân 35 hs/lớp; Tổng số CBGVNV là 28; 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ sư phạm (trong đó 9 gv hợp đồng). Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao; có đạo đức tác phong chuẩn mực sư phạm; có trình độ chuyên môn vững vàng, được nhân dân và phụ huynh học sinh tin cậy. Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tập thể sư phạm nhà trường đã tổng kết và rút được những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Đây là yếu tố nội lực thuận lợi cơ bản.

          Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội, phụ huynh học sinh quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

b- Về khó khăn:

          Trong nhiều năm, trường đã xây dựng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên đến nay vẫn đang tiếp tục xây dựng chuẩn, trong khi các công trình xây dựng, cơ sở vật chất trong nhà trường sau một thời gian sử dụng đã bắt đầu xuống cấp không còn  phù hợp với tiêu chí mới.

2- Về bối cảnh chung của Gd

          Do tác động lớn của xã hội, của nền kinh tế thị trường, nền giáo dục của ta dần dần bị tụt hậu so với các nước phát triển. Chương trình GD không còn phù hợp, nội dung chương trình các môn học lạc hậu; phân ban chưa triệt để; dạy thêm học thêm còn nhiều vấn đề; quan hệ thày – trò và hình ảnh người thày đã thay đổi nhiều so với những quan niệm và chuẩn mực truyền thống; nhiều sự cố học đường đã sảy ra, niềm tin của nhân dân đối với giáo dục sụt giảm…

(Trước bối cảnh chung của GD và thực tế GD địa phương, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.)

PHẦN II: Thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Thứ 1- Đổi mới phương pháp dạy học

Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Tổ chức dạy học bám sát đối tượng; coi trọng việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, và giúp đỡ học sinh trung bình, yếu vươn lên. Chú trọng rèn cho học sinh năng lực độc lập suy nghĩ, kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn, tránh ghi nhớ máy móc. Giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện; coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh; tổ chức một cách hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm.

          Đối với môn khoa học thực nghiệm, phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm thực hành đã quy định trong chương trình; khai thác có hiệu quả các thiết bị và đồ dùng dạy học chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với môn khoa học xã hội chú ý bồi dưỡng cho học sinh năng lực độc lập suy nghĩ, kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn, tránh ghi nhớ máy móc, học vẹt. Đối với môn ngoại ngữ chú ý hướng dẫn phương pháp tự học, luyện kĩ năng giao tiếp, rèn bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Thứ hai: Đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ

Xác định rõ chất lượng nhà trường phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Mà chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện ở 2 tiêu chí: Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Do đó nhà trường đã tiến hành chỉ đạo đồng thời hai hoạt động này để thu được kết quả tốt.

 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng, đẩy mạnh đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, có biện pháp khai thác hiệu quả những kinh nghiệm giảng dạy của GVG, GV nhiều kinh nghiệm. Dành nhiều thời gian thích hợp cho việc tự bỗi dưỡng. Chủ động khai thác các hoạt động chuyên môn trên trang “Trường học kết nối” và các chuyên trang về giáo dục.

Thứ ba: Đổi mới trong soạn giảng và tổ chức hội giảng

- Giáo viên phải soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và phù hợp với yêu cầu của chương trình, thiết kế bài giảng phải khoa học, có hệ thống câu hỏi, có phương án hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các phần mềm dạy học; khai thác sử dụng internet phục vụ cho công tác dạy học và quản lý học sinh, khuyến khích sử dụng giáo án điện tử hiệu quả, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện các thí nghiệm ảo, liên hệ thực tế phù hợp nội dung bài học, phát huy tốt trí thông minh sáng tạo của học sinh.

- Hội giảng phải thực hiện nghiêm túc theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, phải chọn đựơc các bài khó để dạy, tránh hiện tượng hình thức, phong trào, không thiết thực. Trong nhận xét, đánh giá, dự giờ phải đưa ra được giải pháp thiết thực. Qua mỗi đợt hội giảng các bài dạy được rút kinh nghiệm kỹ trong tổ, nhóm chuyên môn và yêu cầu giáo viên vận dụng những ý kiến  vào công tác giảng dạy của mình để tự bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ. 

Thứ tư:  Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

- Hoạt động đổi mới KTĐG phải quán triệt tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá, thi cử để qua đó GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, giúp HS biết tự đánh giá để định hướng vươn lên trong học tập.

- GV cần kết hợp một cách hợp lí hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan phự hợp với đặc trưng của các nhóm môn học, ra câu hỏi định hướng phát triển năng lực,  mang tính tích hợp trong một câu hoặc trong toàn bộ đề KT. Từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng HS, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.

Thứ 5: Đổi mới quản lý và kiểm tra đánh giá giáo viên.

          - Quán triệt luật giáo dục sửa đổi, điều lệ nhà trường, xây dựng quy chế hoạt động của chi bộ, quy chế  làm việc và dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế hoạt động công đoàn, đoàn đội. Lãnh đạo quản lý nhà trường theo 2 phương thức: Quản lý bằng kế hoạch; Quản lý bằng hiệu quả công việc, qua đó đánh giá sỏt năng lực của từng giáo viên.

          Về Kiểm tra đánh giá giáo viên, chi bộ nhà trường áp theo hai tiêu chí: 1 là Đánh giá qua kiểm tra định kỳ và đột xuất dưới hình thức chuyên đề hoặc chuyên ngành các hoạt động sư phạm. 2 là Đánh giá theo kết quả giáo dục toàn diên và phản hồi của PHHS. Từ đó có cái nhìn toàn diện để tiếp tục bồi dưỡng phát huy.

Thứ 6: Đổi mới các hoạt động giáo dục

          - Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường, thực hiện nền nếp, kỉ cương trường học.

- Xây dựng các chủ đề tích hợp, trải nghiệm sáng tạo với phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống, cơ hội trải nghiệm cho học sinh chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống.

- Tổ chức tốt các phong tào thi đua,. quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.

PHẦN III: Nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay

          Thứ nhất, tích cực và sáng tạo đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các Quy định về “những điều đảng viên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

          Thứ hai, phải quán triệt nghiêm túc và sâu sắc Quy định số 16/2008 về đạo đức nhà giáo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng. Đồng thời phải biến những quy định đó thành chuẩn mực đạo đức để nhà giáo phấn đấu; thành tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu của nhà giáo. Toàn ngành và mỗi đơn vị phải xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

          Thứ ba, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trọng trách của nhà giáo để mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào tạo bồi dưỡng con người cho đất nước; thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ danh dự của nhà giáo cũng như của ngành giáo dục, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, nhiệt tình trong mỗi nhà giáo để mỗi nhà giáo đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển của đất nước.

          Thứ tư, các nhà trường và cơ sở giáo dục cần chăm lo đến đời sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến. Kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân.

          Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử lí kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu.

          PHẦN IV: Kết quả giáo dục toàn diện năm học 2018-2019

          Năm học 2018-2019 nhà trường đã có 19 em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố, có 03 em đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh. Được công nhận: 01 giáo viên giỏi cấp thành phố. 03 GVG cấp tỉnh. Về Hạnh kiểm: 95% đạt tốt, khá; Về Học lực: 98% từ TB trở lên;          Xét tốt nghiệp đạt 100%;  vào THPT và TH nghề đạt 89%. Nhà trường không có giáo viên và học sinh vi phạm các quy định của ngành.       

PHẦN V. Bài học kinh nghiêm.

          Trong năm qua, khi chỉ đạo thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đã đúc rút được một số kinh nghiệm thành công như sau:

          Một là Chúng tôi đã đưa tất cả các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường vào cuộc.  Có sự chỉ đạo đồng bộ các tổ chức trong nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục như: Phối hợp giữa Nhà trường- gia đình- xã hội. Phối hợp giữa lớp chủ nhiệm- đoàn đội- công đoàn từ đó tạo nên sự nhất quán trong chỉ đạo, tạo hiệu ứng tốt, thuận chiều để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.       

Hai là vận dụng tốt các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực, phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống học đường khi sảy ra với ba bước cơ bản; (Bảo vệ - Giải quyết, giáo dục – Xử lý, kỷ luật)

           Ba là tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, UBND, MTTQ, HĐND cùng các ban ngành đoàn thể trong xã, Phối hợp cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tiên tiên.

          Như xây nhà cần có bản vẽ, chất lượng Gd chính là một mẫu hình lý tưởng về con người có đủ (Đức – Trí - Thể - Mỹ). Để thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người” thiêng liêng, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cần ý thức rõ vai trò và trọng trách vinh quang, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục tháng 10 năm 1968: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”; nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay để xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân.

          Kính thưa hội nghị! Trên đây tôi vừa trình bày tham luận về công công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay rất mong hội nghị sẽ có ý kiến để bản tham luận được hoàn thiện hơn.

          Một lần nữa, Kính chúc các vị đại biểu khách quý và toàn thể hội nghị luôn vui khỏe thành công! xin trân trọng cảm ơn toàn thể hội nghị đã chú ý lắng nghe. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn!


Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 29
Hôm qua : 122
Tháng 11 : 1.309
Năm 2024 : 33.314