Friday, 29/03/2024 - 02:07|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trung Nghĩa
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 7

CHUYÊN ĐỀ:

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 7

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Thực trạng

Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đật ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. Thời kì này trong các trường sư phạm đã có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng cải cách, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân và đất nước.

Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến về PPDH trong các nhà trường còn tiến diễn chậm: chủ yếu vẫn là cách dạy truyền thống: thày thông báo các kiến thức có sẵn, trò thu nhận kiến thức một cách thụ động; xen kẽ trong các bài dạy có sử dụng các phương pháp vấn đáp tái hiện hoặc giải thích minh họa với sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan.

Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000-2020), việc thực hiện đề án 2020; việc Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 là thách thức thực tế không nhỏ đối với đòi hỏi phải cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong đó có sự đổi mới căn bản về PPDH.

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết TƯ từ năm 1996, được thể chế hóa trong luật giáo dục (12-1998), đặc biệt tái  khẳng định trong điều 5, Luật giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

Như vậy, có thể nói, vấn đề chủ yếu của việc đổi mới PPDH đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh theo đề án 2020 là hướng tới các hoạt động học tập chủ động, sáng tạo chống thói quen học tập thụ động.chú ý tới việc rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo. dạy học tạo nên các trạng thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học. đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là PPDH tích cực.

II. Ý nghĩa của giải pháp mới.

Là một giáo viên Tiếng Anh có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và đã trải qua 3 lần thay sách giáo khoa. Hiện tại sách thí điểm theo chương trình mới đã trở thành sách chính thức trong trường THCS. Trong chương trình này, các em học sinh được học đầy đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và chủ yếu là thực hành giao tiếp. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới PPDH trong việc giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

III.Phạm vi nghiên cứu.

Chương trình tiếng Anh thí điểm nói chung và Unit 9. Lesson 7. Looking back and project tiếng Anh 7 nói riêng.

 

B.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

I.Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

1.Cơ sở lí luận

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.

a.Mục đích

- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực.

-  Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực.

- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng.

- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực.

b.Nội dung:

+Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:

       "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

+Thế nào là tính tích cực học tập?

       Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.

       Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…

Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:

- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

+ Phương pháp dạy học tích cực:

       Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

      "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

       PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

      Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".

+Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

        Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.

          Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.

2.Cơ sở thực tiễn

       Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế, và khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.

        Đối với việc giảng dạy môn tiếng Anh, theo quan niệm của nhiều người: đây là một môn khó. Trên thực tế đây là môn phổ biến ở các trường học từ cấp thấp nhất như mầm non đến bậc cao nhất như đại học. Xã hội càng phát triển thì tiếng Anh càng cần thiết và ngày càng có nhiều người học ngôn ngữ này hơn.

         Môn tiếng Anh có sự tích hợp liên môn với các môn như: Âm nhạc, Văn học, Lịch Sử, Địa lý… đặc biệt khi học bộ môn này học sinh còn biết về các vấn đề xã hội, các sự kiện ở Việt Nam và trên thế giới.

         Khi dạy và học bộ môn này thày và trò ở các trường vùng nông thôn và xa trung tâm gặp không ít những khó khăn. Cơ sở vật chất còn hạn chế, môi trường thực hành giao tiếp không có, tài liệu học tập và thời gian luyện tập còn ít. Thậm chí còn nhiều học sinh lười học hoặc không có vốn kiến thức từ những năm đầu…

       Chính vì vậy, khi giảng dạy bộ môn này, người giáo viên cần áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nói chung và phong cách giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn nói riêng.

       Từ cơ sở lí luận và thực tế trên, được sự đồng ý, góp ý của ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng chí giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn, tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Tiếng Anh 7”.

II.Biện pháp tiến hành

1.Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

       Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

        Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.

b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

      Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.

       Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

      Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.

      Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.

      Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo.

        Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.

d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

       Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

      Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

        Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.

       Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.

       Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:

 

Dạy học cổ truyền

Các mô hình dạy học mới

Quan niệm

Học là qúa trình tiếp thulĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.

Học là qúa trình kiến tạo; học sinhtìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

Bản chất

Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.

Mục tiêu

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.

Chú trọng hình thành các năng lực(sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.

Nội dung

 

 

 

Từ sách giáo khoa + giáo viên

 

 

 

Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với:

- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.

- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương

- Những vấn đề học sinh quan tâm.

Phương pháp

Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.

Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.

Hình thức tổ chức

Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.

Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.

 

2.Hình thưc tổ chức.

a. Phương pháp vấn đáp:

+Bản chất:

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm.Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.

- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.

- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới.

+Quy trình thực hiện:

-Trước giờ học xác định nội dung bài dạy, đối tượng học sinh xây dựng hệ thống kiến thức cho bài học. đồng thời cũng dự kiến những tình huống và câu hỏi phụ để gợi ý cho học sinh.

-Trong giờ học: Sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị và thu nhận thong tin phản hồi từ học sinh.

-Sau giờ học: Rút kinh nghiệm về hệ thống câu hỏi đã sử dụng.

b. Phương pháp hoạt động cặp đôi

Bản chất

Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Giáo viên giói thiệu tên, mục đích của trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau:

-Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia.

-Các dụng cụ dung để chơi (giấy khổ to…)

-Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.

-Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi.

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện

Khái niệm:

Trong những năm gần đây, hình thức luyện tập theo cặp trở nên phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. hình thức hoạt động theo cặp có thể hỗ trợ các hình thức làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Những hoạt động luyện tập theo cặp mang tính chất hai chiều, tăng cường được việc trao đổi thong tin qua lại của học sinh hoặc tạo cho các hoạt động luyện tập giao tiếp trên lớp để học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tiến trình thực hiện:

-Giới thiệu mẫu câu mới, giáo viên gợi mở làm mẫu rõ rang.

-Thay thế câu theo gợi ý. Gợi ý có thể viết lên bảng, bảng phụ.

-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc, tự phân vai.

-Ngừng hoạt động sau thời gian cho phép. Chọn 2-3 cặp báo cáo kết quả trước lớp.

Giáo viên chữa những lỗi phổ biến, trong quá trình thực hành.

c. Phương pháp hoạt động cặp, nhóm

+Khái niệm:

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 2, 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.

+Phương pháp tiến hành:

*Làm việc chung cả lớp:

_Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

-Tổ chức các cặp, nhóm, giao nhiệm vụ

-Hướng dẫn cách làm việc trong cặp  nhóm

*Làm việc theo cặp, nhóm

-Phân công trong cặp, nhóm

-Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong cặp, nhóm

-Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

*Tổng kết trước lớp

-Các cặp, nhóm lần lượt báo cáo kết quả

-Thảo luận chung

-Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho phần tiếp theo

+Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

-Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các cặp, nhóm

-Hướng dẫn cách làm việc theo cặp,nhóm

Bước 2: Làm việc theo cặp,nhóm

-Phân công trong cặp, nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập

-Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm

-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Riêng làm việc theo cặp thì cả 2 cùng trình bày.

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

-Các cặp, nhóm lần lượt báo cáo kết quả

-Thảo luận chung

-GV tổng kết, đặt vấn đề cho phần tiếp theo

d. Phương pháp đóng vai

+Bản chất:

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :

- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

+Cách tiến hành có thể như sau:

Giáo viên chia cặp, giao tình huống đóng vai cho từng cặp và quy định rõ thời gian.

-Các cặp thảo luận chuẩn bị đóng vai.

-Các cặp lên đóng vai

-GV phỏng vấn học sinh đóng vai

-Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ?

-GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

+Những điều cần lưu ý:

-Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”

-Dành thời gian phù hợp cho các cặp chuẩn bị đóng vai

-Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.

-GV nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.                                
-Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.

 

e.Phương pháp dạy hoc luyện tập và thực hành:

+Bản chất:

-Luyện tập thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc them các kiến thức lý thuyết. trong luyện tập và thực hành, hướng đến việc vận dụng tri thức linh hoạt và hiệu quả.

+Quy trình thực hiện:

-Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành

-Giới thiệu mô hình luyện tập và thực hành

-Thực hành hoặc luện tập sơ bộ

-Thực hành đa dạng

f.Phương pháp dạy học hợp đồng.

+Khái niệm:

Dạy học hợp đồng là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thong qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu công bố được.

+Quy trình thực hiện

Chuẩn bị

-Học sinh làm việc theo nhóm để lựa chọn chủ đề.

-Xây dựng kế hoạch dự án, xác định những công việc cần làm thời gian dự kiến, vật liệu kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

-Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

-Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá hợp đồng.

Thực hiện hợp đồng

-Thực hiện báo cáo, học sinh tiến hành thu thập thông tin và sử lý thông tin, xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo, liên hệ tìm nguồn giúp đỡ khi cần.

-Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác.

Kết thúc hợp đồng.

Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.

Tổng hợp kết quả, xây dựng sản phẩm, trình bày kết quả.

Tự đánh giá sản phẩm hợp đồng của nhóm

Đánh giá sản phẩm hợp đồng của cấc nhóm khác.

g.Phương pháp dạy học bằng bản đồ tu duy

Khái niệm:

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tu duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối vời các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.

Phương thức tạo lập:

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.

Người vẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hoặc từ ngữ của chủ đề.

Có thể dung từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn…để gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.

Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.

Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.

Các tiêu đề phụ được gắn với trung tâm

Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Bước 3: Nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh chính cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2… bằng đường kẻ. các đường kẻ ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.

Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng để thu hút sự chú ý của mắt nhiều hơn.

C. NỘI DUNG

I. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực:

1. Đối vớ giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo đạt chuẩn B2 trở lên theo chuẩn Châu Âu để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.

2. Đối với học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, hong, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…

3. Chương trình và sách giáo khoa: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những hong tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí hong minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học.

4. Thiết bị dạy học:

Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.

Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

Trong qúa trình biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, các tác giả đã chú ý lựa chọn danh mục thiết bị và chuẩn bị các thiết bị dạy học theo một số yêu cầu để có thể phát huy vai trò của thiết bị dạy học. Những yêu cầu này rất cần được các cán bộ chỉ đạo quản lý quán triệt và triển khai trong phạm vi mình phụ trách. Cụ thể như sau:

- Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức hong qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong qúa trình học tập.

- Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là những thiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu được như: đài chạy đĩa CD, máy chiếu, bảng phụ….

- Đối với những thiết bị dạy học đắt tiền sẽ được sử dụng chung. Nhà trường cần lưu ý tới các hướng dẫn sử dụng, bảo quản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường đề ra các quy định để thiết bị được giáo viên, học sinh sử dụng tối đa.

Cần tính tới việc thiết kế đối với phòng học bộ môn, phòng học đa năng.

II. Mô tả giải pháp

      Để làm rõ chuyên đề: “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy tiếng Anh 7” tôi xin vận dụng vào một tiết dạy cụ thể:

Môn tiếng Anh 7- Thực hiện ở tuần 25. Tiết 78.Unit 9. Looking back and project

 

Week 26th                                                                  Planning date: 22/2/2018

                                                                                  Teaching date: 02/3/2018

Period 78

                             Unit 9:  FESTIVALS AROUND THE WORLD

Lesson 7: Looking back + Project

I. Objectives.

1.Knowlege: By the end of the lesson, Ss can cover the whole unit: Grammar, vocabularies and structures. Ss apply them to do exercises.

2.Skills: Ss develop listening, speaking and writing skills.

3.Attitude: Positive about knowing the types of festivals and festival activities.

4.Competence: communication, using language, solving problem, study themselves.

Quality: be self-made, self-confidence, loving festivals in Viet Nam and all over the world.

II- Teaching aids

1.Teacher:  plan, a text book, extra boards.

2.Students: books, notebooks, pens….

III. Teaching methods

Communicative approach, group works, pair works, individual works, role play, a game.

IV.Procedure

Ss’ and T’s activities

Contents

1. Warm up.

T calls 8 students to go to the board.

T divides these students into 2 groups. Each student in groups rearrange the letter to make reasons for holding festivals then they match them to these pictures of the festival.

Which group that is faster and has more correct answers is winner.

 

 

2.Presentation.

3.Practice.

VOCABULARY

Ss do this activity in pairs then compare their answer with a partner.

T asks Ss to go to the  board to write the answers.

T and whole class correct the mistakes.

 

 

GRAMMAR

T asks Ss to give question words.

T gives more question words and asks Ss to do the exercise.

Ss do this activity individually then compare their answer with a partner.

T asks Ss to say the answer.

T and whole class check their answers.

Accept all the answers if they make sense.

 

 

 

 

 

4.Further practice

 T explains again the way to use adverbial phrases then asks Ss to this exercise.

Ss work in groups of 6 students.

Ss make up their own sentences with the adverbial phrases in the box.

Each student write one sentences on the extra board.

While Ss do this activity, T goes around to help and take notes of Ss’ mistakes to correct as a class later.

T calls on some Ss to read their sentences aloud.

Other Ss comment on the sentences on the board.

Ss work in pairs to role-play. They ask and answer about their favorite festival.

T asks some pairs to act out the role-play.

Other Ss comment and vote for the best conversation.

 

 

 

 

5.Production

PROJECT

Ss worked in groups last week:

-Think of a new festival that you would like to have.

-Complete the the table with all information about this festival.

-Draw pictures of this festival.

T asks Ss to present their festival to the class.

T and whole class correct the mistakes.

 

T calls a student to retell the main content of the lesson base on the mind map.

T asks Ss to prepare for: Review 3.

 

 

 

 

 

 Play a game

I/ VOCABULARY

1. Rearrange the letters to make reasons for holding festival. Then match them to the pictures of the festivals.

1. religious ( Christmas)

2. music ( Glastonbury)

3. superstitious ( Day of the Dead)

4. seasonal ( Thanksgiving)

2. Complete the sentences with the correct form of the words in brackets.

Key:

1. cultural

2. parade

3. celebratory

4. festive

5. performance

6. celebration

II- Grammar

Question words

 

 

 

 

 

3. Complete each question with a suitable H/Wh- question word. More than one question word may be accepted.

Key:

1. What

2. Where

3. How

4. Which

5. Where/ When / How / Why

6. When

4. Make your own sentences with the adverbial phrases from the box.

1. My father went to Ho Chi Minh city last week.

2.

3.

4.

5.

 

 

 

 

 

 

III- Communication

5. Role-play in pairs. Student A is a reporter. Student B is a secondary school student. Continue the conversation below.

Reporter: I’m a reporter from Culture Magazine. Can I ask you some questions about your favorite festivals?

Student: Yes, of course. I like……….best.

Reporter: Where’s the festival held?

Finish! Now I can…

Talk about the festival….

PROJECT

What

 

Who

 

Where

 

When

 

How often

 

Why

 

How

 

 

 

 

D.KẾT LUẬN

I.Nhận định chung

Nhìn chung chuyên đề “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy tiếng Anh 7” đã được tiến hành, dạy thực nghiệm đúng quy trình, có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và qua đó tôi nhận thấy rằng cách làm nay thực sự có hiệu quả. Cụ thể:

-HS tích cực chủ đông sáng tạo trong học tập.

-GV nỗ lực cố gắng hơn nữa trong việc tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và tự làm mới mình trong giảng dạy.

II.Đề xuất, kiến nghị.

Để giảng dạy chương trình tiếng Anh mới có hiệu quả cần tập trung một số biện pháp sau.

1.Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục.

      Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.

- Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn.

- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

       Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường THCS, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.

2. Đối mới phương pháp dạy học :

Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào qúa trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.

Như vậy, để kích thích tư duy tích cực của học sinh cần tăng cường mối liên hệ ngược giữa học sinh và giáo viên, giữa người nghe và người nói. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi "có vấn đề" để học sinh trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giáo viên đưa ra câu trả lời.

Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp giảng dạy tích cực, ngay khi mở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới hình thức những câu hỏi có tính chất định hướng, hoặc có tính chất "xuyên tâm".

3.Tổ chức phong phú các hình thức dạy học.

Chương trình tiếng Anh mới có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. vì thế khi giảng dạy trên lớp, giáo viên tiếng Anh cần tổ chức hoạt động học bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: có nhân, cặp, nhóm, trò chơi, ứng dụng công nghệ thong tin, các kĩ thuật dạy học tích cực…..

- Hiện nay, bài giảng hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây, để minh họa nội dung bài giảng, giáo viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay có cả một loạt phương tiện để giáo viên lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... Tiến tới mọi giáo viên phải có khả năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu qủa, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của học sinh.

      Trên đây là nội dung chuyên đề “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy tiếng Anh 7” nhằm góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học mà tổ KHXH trường THCS Trung Nghĩa đã xây dựng. trong quá trình thực hiện chuyên đề có thể còn nhiều thiếu xót, tôi rất mong được quý đồng nghiệp góp ý, bổ sung them để chuyên đề tốt hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy.

                                                                 Trung Nghĩa, ngày 9 tháng 2 năm 2018.

                                                                             Người thực hiện

 

 

                                                                        Đoàn Thị Thanh Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                            


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Hôm qua : 134
Tháng 03 : 4.030
Năm 2024 : 11.345