Monday, 29/04/2024 - 23:46|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trung Nghĩa
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON THẾ NÀO LÀ LỄ PHÉP

BÀI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON

THẾ NÀO LÀ LỄ PHÉP

Xin chào tất cả các bạn! Đây là buổi phát thanh măng non số 2 tháng 2 năm học 2022 – 2023 của Liên đội THCS THCS Trung Nghĩa .

       

Trong buổi phát thanh hôm nay, mời các bạn cùng đội Măng Non chúng mình xin được bàn đến một vấn đề đó là: Thế nào là lễ phép?

Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn, nguyên tắc giáo dục của người Việt Nam khởi đầu từ câu châm ngôn “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là một người phải học cách cư xử với người chung quanh trước khi học chữ nghĩa. Việc đặt lễ phép trước học thuật nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng nhất của giáo dục là đào tạo một người tốt trước một người giỏi. Từ nguyên tắc này, chuyện lễ phép thường là bài học đầu tiên mà các bậc cha mẹ dạy cho con cái, ngay từ lúc bắt đầu biết nói. Vì thế một người lễ phép thường được đánh giá là một người có giáo dục. Vậy lễ phép là gì và phải thực hành lễ phép thế nào?

 Lễ phép là phương cách cư xử đúng chuẩn mực đối với người khác. Vài bài học lễ phép tiêu biểu thường được áp dụng như sau đây:

- Biết “dạ thưa”: Một người dưới nói chuyện với một người trên bao giờ cũng bắt đầu bằng “dạ thưa”.  Một câu tục ngữ điển hình cho bài học này là “Gọi dạ bảo vâng”; khi được người trên gọi thì phải trả lời “dạ” và khi được sai bảo thì phải trả lời “vâng”. Không bao giờ câu trả lời có thể là “Ừ” hay “OK.”;

- Nói lời cảm ơn: khi nhận quà hay hàm ơn bất cứ ai cũng phải khoanh tay cúi đầu và/hay nói cảm ơn;

- Vâng lời cha mẹ, ông bà, thầy cô: Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà. Ở trường phải vâng lời thầy cô. Nguyên tắc này rất quan trọng và được xem như bổn phận của một người con trong trật tự gia đình và học sinh nơi trường học;

- Thái độ kính trọng người trên: Sự kính trọng đối với người lớn tuổi hay người trên được thể hiện nhiều trong tục ngữ Việt Nam với câu điển hình là “Kính lão đắc thọ”.  Ngoài xã hội, một người học trò sau khi thành danh trở về trường học xưa và gặp lại thầy giáo cũ vẫn phải một mực “dạ thưa” với thầy.

- Biết xin lỗi: Biết xin lỗi thể hiện sự tế nhị và quan tâm đến người khác cũng như một hình thức rèn luyện tính khiêm nhường cho chính bản thân mình;

- Thật thà, không nói dối: Thật thà đối với gia đình, với thầy cô, với bạn bè là bước thể hiện đầu tiên của một người tốt, có đức hạnh.

- Biết chào hỏi khi gặp người khác: Chào hỏi đúng cách là một nghệ thuật trong cách cư xử của người Việt Nam và là cánh cửa dẫn một người tới với xã hội. Một người có được sự kính trọng của người khác hay không bắt nguồn từ điểm này.

- Tuy nhiên, lễ phép không phải là độc quyền của người Việt Nam. Đây là những nguyên tắc giao tiếp căn bản của mọi nơi trên thế giới. Như tại một lớp học đặc biệt ở Anh, có một bảng in 10 câu châm ngôn như sau: dùng lời lẽ nhã nhặn, giúp đỡ người khác khi có thể, chia sẻ và xếp hàng, lắng nghe người khác, trung thực và thật thà, suy nghĩ trước khi phát biểu, ghi nhớ cách ứng xử, biết kìm nén sự nóng giận, quan tâm đến hoàn cảnh của người khác và không gian lận khi chơi và làm việc.

Một vài ví dụ về các hành vi lễ phép có thể được diễn tả như sau đây:

- Trong gia đình, trẻ em phải biết biết kính trên nhường dưới: dâng ông tách trà, dâng bà chén nước, giúp mẹ làm việc nhà, biết giữ yên lặng khi cần thiết cho mọi người nghỉ ngơi, không mở cửa mạnh tay, không nghịch phá lúc anh chị đang học, v.v.

 - Với trường hợp khi có khách đến nhà: trẻ em phải biết chào hỏi, biết rót nước mời khách. Khi khách nói chuyện, trẻ em không ngắt ngang lời khách, không được xen vào chuyện của người trên.

- Với ý nghĩa và nội dung của lễ phép thì hẳn lễ phép không phải là những quy tắc hành xử bề ngoài mà là một trong những phương cách rèn luyện của một người tốt, có đức hạnh. Hành xử một cách lễ phép rõ ràng là phương tiện để giúp một người trở nên tốt và có nhân đức. Bởi thế, lễ phép là điều cần học và áp dụng vào cuộc sống. Còn hơn thế nữa, lễ phép phải đi đầu như câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Chương  trình phát thanh Tuyên truyền măng non của liên đội chúng mình đến đây là hết rồi. Mời các bạn đón nghe chương trình tuyên truyền Măng Non trong chương trình phát thanh số tới. Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

 

 


Tác giả: Đội Tuyên truyền măng non THCS Trung Nghĩa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Hôm qua : 78
Tháng 04 : 4.110
Năm 2024 : 15.855