Monday, 29/04/2024 - 23:51|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trung Nghĩa
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON

LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG

Đội tuyên truyền Măng non xin chào các bạn. Trong chương trình măng non hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe bài tuyên truyền về Lễ hội bà Đào Nương.

          Các bạn thân mến! Trong những ngày này, trên quê hương Trung Nghĩa của chúng ta đang nhộn nhịp các hoạt động để chuẩn bị cho Lễ hội bà Đào Nương.

Hội bà Đào Nương là lễ hội hàng năm được tổ chức tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên – mảnh đất ngàn năm văn hiến. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến bà Đào Thị Huệ, người đã có công tổ chức nghĩa binh chống giặc nhà Minh vào thể kỉ XV.

Bà Đào Nương là người nổi tiếng có nhan sắc xinh đẹp, hát hay, múa khéo, tiếng đồn tài hoa vang dậy khắp vùng. Năm Đào Nương 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ (phù Trần diệt Hồ) đem quân xâm lược nước ta. Quân giặc đóng trại tận các thôn xóm, vơ vét của cải, giết hại người dân, bắt đàn bà làm nô tì, đàn ông làm phu dịch. Khi quân xâm lược kéo đến làng Đào Đặng, thì dân chúng bỏ chạy, nàng ca nhi họ Đào cùng các chị em đã bị bắt và phải múa hát, hầu hạ trong các dịp yến tiệc. Nhờ có tài nghệ xuất sắc nên quân giặc có phần nể và biến nhà ca lâu thành nơi đi lại, nghỉ ngơi. Nàng Đào khéo léo làm quân Minh tin cậy, không đề phòng mà cứ kéo đến và biến nhà Đào Thị thành nơi tập trung rượu tiệc no say. Xưa kia đây là vùng lau sậy um tùm, muỗi nhiều như chấu nên bọn chúng nghĩ ra sáng kiến chui vào những chiếc túi bằng bao tải gai để ngủ. Đào Thị nhiều lần được chúng giao cho việc thắt, mở túi. Căm thù quân giặc tàn ác, sách nhiễu dân lành, nàng đã nảy ra kế giết giặc. Nàng bí mật tìm các bô lão, trai tráng trong làng, hẹn rằng cứ đêm khuya khi giặc ngủ say thì dân làng đến khiêng từng túi buộc thêm đá rồi vứt xuống sông. Cứ thế quân số của giặc ngày càng hao hụt mà không biết vì sao và cuối cùng chúng cho rằng đây là vùng đất "động", " nghịch", " linh thiêng" không thể ở được nên chúng sợ hãi nhổ trại kéo quân đi. Dân làng Đào Đặng được trở lại làm ăn sinh sống bình yên.          

Khi nàng Đào Thị mất, dân làng tưởng nhớ tới công lao to lớn đã lập đền thờ Bà ở làng Đào Đặng. Đất nước thanh bình vua Lê Thái Tổ phong cho Bà làm " Phúc thần" cho sửa lại nhà thờ và cấp ruộng, cúng tế hàng năm. Bà được suy tôn là một trong những vị tổ ca trù của nước ta. Đền thờ bà Đào Nương đã trở thành di tích lịch sử văn hóa, niềm tự hào của nhân dân Đào Đặng nói riêng và người dân tỉnh Hưng Yên nói chung và được công nhận là Di sản văn hóa cấp quốc gia.   

Lễ hội được tổ chức nhộn nhịp trong bốn ngày, từ ngày mồng 1 tháng 2 đến mồng 4 tháng 2 âm lịch. Lễ hội bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội:

Phần Lễ: các nghi thức tế, lễ diễn ra trang nghiêm và thành kính. Trong phần nghi lễ, đoàn rước kiệu từ đền bà Đào Nương đến đình làng, đoàn rước kiệu rất đặc biệt, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu. Tại đình làng diễn ra các nghi thức lễ và dâng hương. Bên cạnh đó, còn là đoàn rước từ những đền, chùa trong phạm vi làng Đào Đặng. Không chỉ dân làng mà cả khách thập phương đều bị hấp dẫn bởi lễ này. 

Phần Hội: Phần Hội được tổ chức với các trò chơi dân gian truyền thống như cờ tướng, kéo co, đi cầu kiều, chọi gà…đặc biệt là cuộc thi gói bánh tẻ, thi sàng gạo. Việc tổ chức cuộc thi gói bánh tẻ, thi sàng gạo đã góp phần khơi dậy niềm tự hào của người dân nơi đây về một phong tục truyền thống của địa phương, đồng thời cũng ý thức cho lớp con cháu hôm nay phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống của cha ông từ ngàn xưa để lại.

Chương trình Phát thanh măng đến đây là hết rồi. xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau.

Người viết: Vũ Thị Phượng

Lớp 6C

 


Tác giả: Vũ Thị Phượng - Lớp 6C
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Hôm qua : 78
Tháng 04 : 4.110
Năm 2024 : 15.855